This is default featured slide 1 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 2 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 3 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 4 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

This is default featured slide 5 title

Go to Blogger edit html and find these sentences.Now replace these sentences with your own descriptions.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2000

Thái Lan đề nghị điều tra chống bán phá giá tôn phủ màu Việt Nam

Nội dung trong thông báo được phát đi từ Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công thương vào ngày 18/9 vừa qua cho thấy, Cục này đã nhận được thông tin về việc Cục Ngoại thương (DFT) thuộc Bộ Thương mại Thái Lan đã cho đăng công báo ngày vào ngày 11/9/2015 về việc quyết định khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm tôn lạnh mạ hoặc phủ màu nhập khẩu từ Việt Nam vào Thái Lan.

Trước đó, phía cơ quan điều tra Thái Lan cũng cho biết đã nhận được đơn yêu cầu điều tra của nguyên đơn là Công ty NSW Bluescope với biên độ phá giá bị cáo buộc là 89,58%. Ngày khởi xướng bắt đầu điều tra là 11/9/2015.

Thái Lan đề nghị điều tra chống bán phá giá tôn phủ màu Việt Nam
Đến lượt sản phẩm tôn mạ màu của Việt Nam bị Thái Lan khởi xướng điều tra chống bán phá giá. Ảnh: website Cục quản lý cạnh tranh

Được biết, đây là lần thứ 3 Thái Lan yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, hai lần trước là sản phẩm thép cuộn nguội vào năm 2012 và tôn lạnh năm 2015.

Trong thông báo có nêu rõ, sau khi xem xét đơn kiện, DFT sơ bộ thấy có dấu hiệu hàng hóa đã bị bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa Thái Lan đối với sản phẩm nói trên.

Cục Quản lý Cạnh tranh cũng cho biết, DFT sẽ tiến hành gửi Bản câu hỏi và Đơn kiện công khai cho các bên liên quan. Đồng thời, các bên quan tâm khác nếu cần thông tin có thể gửi bản câu hỏi hay các tài liệu khác bằng cách gửi công văn thông báo tham gia vụ việc trong thời gian tối đa là 15 ngày, bắt đầu từ ngày đăng công báo.

Ngoài Thái Lan, sản phẩm tôn phủ màu của Việt Nam cũng từng bị Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Malaysia (MITI) yêu cầu điều tra chống bán phá giá. Theo đó, biên độ phá giá bị cáo buộc là 13,68%.

Doanh nghiệp thép trong nước điêu đứng vì cạnh tranh

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), tổng năng lực sản xuất ngành thép cả nước hiện đã lên đến 22-23 triệu tấn/năm, bao gồm 11 triệu tấn thép xây dựng; 2,1 triệu tấn thép ống hàn; trên 4 triệu tấn tôn mạ phủ màu các loại; 4,8 triệu tấn thép tấm cuộn cán nguội.

Nhu cầu tiêu thụ thép trong nước năm 2015 chỉ tăng từ 11-12%, trong đó, thép xây dựng đạt khoảng hơn 6 triệu tấn, tức tăng 8% so với năm ngoái; thép ống hàn đạt 1,36 triệu tấn, thép tấm cuộn cán nguội đạt 3 triệu tấn, tôn mạ phủ màu các loại 3,25 triệu tấn,...

Trong khi khả năng hấp thụ các sản phẩm thép có hạn, thì hầu hết các chủng loại thép đều có công suất vượt xa so với nhu cầu tiêu thụ trong nước, điều này đang khiến cạnh tranh nội bộ giữa các doanh nghiệp trong ngành thêm gay gắt chứ chưa nói đến chuyện “đấu” với thép nhập khẩu.

Phó chủ tịch VSA Nguyễn Văn Sưa cho biết, ngành thép đang chịu rất nhiều áp lực cạnh tranh. Sản xuất thép phát triển quá nhanh làm cho cung vượt cầu, hơn nữa nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ khiến giá thành sản xuất cao và khó cạnh tranh. Đơn cử, doanh nghiệp Hòa Phát đang dẫn đầu về sản lượng tiêu thụ thép trong 9 tháng của năm 2015 (hơn 1 triệu tấn) cũng chỉ có quy mô chưa đầy 2 triệu tấn/năm. VSA cho rằng, để cạnh tranh được thì ngành thép cần có những doanh nghiệp quy mô từ 4-5 triệu tấn/năm trở lên.

Một lý do nữa khiến năng lực cạnh tranh ngành thép chưa cao là bởi không ít nhà máy vẫn dùng công nghệ lạc hậu, chi phí sản xuất lớn, vì vậy giá thành không đủ sức cạnh tranh. Trong thời gian tới, khi các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới đồng loạt có hiệu lực sẽ khó tránh khỏi tình trạng một số doanh nghiệp thép buộc phải đóng cửa.

Doanh nghiệp thép trong nước điêu đứng vì cạnh tranh

VSA cho biết, ngành thép Việt Nam đang phải chịu rất nhiều áp lực cạnh tranh

Đối mặt với áp lực cung đã vượt xa cầu và cạnh tranh ngày càng gay gắt, VSA đã kiến nghị các bộ, ngành liên quan thu hồi 11 dự án thép chưa triển khai và 16 dự án thép khác không tuân thủ về công nghệ sản xuất hoặc không khả thi.

Bên cạnh việc cung vượt cầu thì ngành thép còn bị cạnh tranh gay gắt bởi thép nhập khẩu. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 9 năm nay, lượng sắt thép nhập về trên cả nước đã vượt 11 triệu tấn. Đặc biệt, sắt thép các loại nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh với trên 6 triệu tấn, trong khi đó, giá lại rất rẻ. Theo đó, đơn giá nhập khẩu sắt thép các loại bình quân giảm tới 22,7% so với năm 2014.

VSA cho biết, sở dĩ thép Trung Quốc rẻ là bởi sản lượng của họ lớn, với xuất khẩu hàng năm lên tới trên 80 triệu tấn. Lượng thép nội trong thời gian qua tại Trung Quốc địa dư thừa nhiều, do đó Trung Quốc tìm mọi cách để đẩy mạnh xuất khẩu, thậm chó là phá giá. Mặt khác, việc điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ càng khiến giá thép xuất khẩu của Trung Quốc rất cạnh tranh.

Có thể thấy, sắt thép giá rẻ của Trung Quốc đã ảnh hưởng lớn tới thị trường nội địa, khiến hàng loạt mặt hàng thép của Việt Nam phải giảm giá theo. Chẳng hạn, giá bình quân của thép cuộn cán nóng (hot-rolled coil) dùng trong xây dựng và sản xuất xe hơi trong quý II/2015 đã giảm hơn 30%.

Ngoài ra, có một mối lo khác với ngành thép đó là, sắp tới khi một loạt FTA, đặc biệt là FTA với Liên minh Kinh tế Á- u (EEU) có hiệu lực sẽ khiến thép ngoại tràn vào nước ta nhiều hơn nữa.

Cũng theo VSA, trong số các FTA Việt Nam đã ký kết hoặc đang đàm phán thì FTA với EEU là mối lo ngại lớn nhất đối với ngành thép. Được biết, trong số 5 thị trường thuộc EEU thì Nga là nước có sản lượng thép trên 70 triệu tấn, với lợi thế về chi phí sản xuất thấp, công nghệ cao, nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, chất lượng tốt, do đó, khi EEU có hiệu lực và các dòng thuế nhập khẩu giảm về 0% thì chỉ cần 10% sản lượng thép từ Nga đổ vào thị trường Việt Nam cũng đủ khiến doanh nghiệp thép nội địa liêu xiêu.

Thép không gỉ cán nguội nhập khẩu bị rà soát chống bán phá giá

Theo Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương), cơ quan này đang triển khai tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát hàng năm về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Indonesia, Malaysia, CHND Trung Hoa và lãnh thổ Đài Loan (vụ việc có mã số 13-KN-BPG-01).

Các doanh nghiệp, bên liên quan có thể nộp hồ sơ yêu cầu rà soát áp dụng biện pháp chống bán phá giá dựa theo mẫu hồ sơ yêu cầu rà soát. Cụ thể, hồ sơ phải được nộp trực tiếp ở Cục Quản lý cạnh tranh trong khoảng thời gian từ ngày 5-15/9/2015.

Thép không gỉ cán nguội nhập khẩu bị rà soát chống bán phá giá
Hiện tại, sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu đang tiếp tục bị rà soát chống bán phá giá ở Việt Nam. Ảnh: VCA

Được biết, từ ngày 5/9/2014, Bộ Công Thương đã có Quyết định số 7896/QĐ-BCT về vấn đề áp dụng biện pháp chống bán phá giá cho một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội được nhập khẩu vào Việt Nam từ các quốc gia, vùng lãnh thổ Indonesia, Malaysia, CHND Trung Hoa và lãnh thổ Đài Loan theo yêu cầu của Công ty CP Inox Hòa Bình (Công ty Inox Hòa Bình) và Công ty TNHH Posco VST (Công ty Posco VST).

Quyết định của Bộ Công Thương cho thấy, những doanh nghiệp của Đài Loan sẽ bị áp mức thuế chống bán phá giá cao nhất. Cụ thể, doanh nghiệp Yuan Long Stainless Steel Corp bị đánh thuế 37,29% và các doanh nghiệp khác bị áp 13,79%. Với mức chỉ 3,07%, các doanh nghiệp của Indonesia bị áp mức thuế chống bán phá giá thấp nhất. Những doanh nghiệp của Malaysia và Trung Quốc bị áp những mức thuế khác nhau từ 4,64% tới 10,71%.

Theo Cục Quản lý Cạnh tranh, căn cứ theo quy định ở Điều 24 của Pháp lệnh số 20/2004/PL-UBTVQH11 về vấn đề chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, sau 1 năm tính từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá thì một hoặc nhiều bên liên quan tới vụ việc có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định thực hiện rà soát trên cơ sở Bên đề nghị cung cấp những bằng chứng chứng minh sự cần thiết phải triển khai rà soát.

Lượng tiêu thụ xi măng trong nước tăng mạnh

Lượng tiêu thụ xi măng trong nước tăng mạnh Lượng tiêu thụ xi măng nội địa trong 8 tháng đầu năm tăng trưởng khá

Riêng trong tháng 8 vừa qua, tiêu thụ xi măng chỉ đạt 6,08 triệu tấn, bằng 96% so với tháng 7/2015 nhưng vẫn tăng khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2014. Đáng chú ý, lượng xi măng xuất khẩu trong tháng 8/2015 đã tăng so với tháng liền kề trước đó, sản lượng ước đạt 1,25 triệu tấn, bằng 101% so với tháng 7 trước và tăng khoảng 27% so với tháng 8 năm ngoái.

Thực tế ghi nhận, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp ngành xi măng đã có kết quả sản xuất- kinh doanh khá tốt. Điển hình là công ty Vicem Hà Tiên 1 với mức lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng đầu năm đạt 397 tỷ đồng; doanh thu thuần đạt 2.063 tỷ đồng, tăng khoảng 19,46% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận gộp đạt 433,5 tỷ đồng, tăng khoảng 51,57% so với cùng kỳ. Trong khi đó, tại Vicem Hoàng Mai, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý II/2015 của doanh nghiệp này đạt 499 tỷ đồng, tăng khá so với cùng kỳ năm 2014 với mức 452,5 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt gần 30 tỷ đồng, trong khi con số này cùng kỳ năm 2014 chỉ đạt khoảng 24,7 tỷ đồng.

Tháng 9, sản lượng thép thô Trung Quốc giảm sút

Trong quý III, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm 6,9% so với cùng kỳ năm 2014, đây là mức thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, gây áp lực đối với các nhà hoạch định chính sách và sẽ đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ.

Tháng 9, sản lượng thép thô Trung Quốc giảm sút
Sản lượng thép thô Trung Quốc trong tháng 9 đã giảm 2%, xuống còn 608,94 triệu tấn

Chính điều này đã khiến cho sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 9 giảm 3% so với cùng kỳ năm 2014, xuống còn 66,12 triệu tấn. Theo số liệu Chính phủ, do nhu cầu ở nước sản xuất hàng đầu thế giới suy yếu kéo dài nên buộc các nhà sản xuất thép hạn chế sản lượng. Theo đó, giá thép giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 thập kỷ, cùng với đó các nhà máy thép, gồm các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước lớn dự kiến sẽ cắt giảm sản lượng hơn nữa trong quý IV.

Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc cho biết, tiêu thụ thép thô Trung Quốc đạt mức đỉnh vào năm ngoái và giảm 5,5% xuống còn 477 triệu tấn trong 8 tháng đầu năm nay, vượt mức giảm 3,5% về lượng. Trong khi đó, nhằm bù đắp các đơn đặt hàng suy giảm tại thị trường nội địa, các nhà máy thép thúc đẩy xuất khẩu với xuất khẩu trong tháng 9 đạt mức cao nhất là 11,25 triệu tấn.

Tường "đổ mồ hôi" thông minh có thể thay thế điều hòa

Tường "đổ mồ hôi" thông minh có thể thay thế điều hòa Phát minh bức tường "đổ mồ hôi" là một bước tiến mới trong công nghệ xây dựng với mức chi phí bỏ ra thấp

Bức tường này được làm từ sợi vải, đất sét, hydrogel và vật liệu tổng hợp. Các nhà phát minh cũng đã phủ đầy bề mặt đất sét của bức tường này bằng những khoang rỗng với tác dụng tạo không gian để hydrogel giãn nở. Khả năng của Hydrogel là hấp thụ và lưu giữ nước hơn 400 lần so với khối lượng ban đầu của nó.

Với cơ chế hoạt động giống như da người, bức tường đặc biệt này sẽ tự hạ nhiệt của mình bằng việc làm bay hơi nước thông qua tiết mồ hôi. Theo đó, những hydrogel sẽ giải phóng độ ẩm và làm mát không gian xung quanh. Đất sét trên các bức tường sẽ hấp thụ được lượng ẩm này. Những thí nghiệm đã thực hiện cho thấy, nội thất phòng đã được bức tường tiết mồ hôi này làm mát tới 5 độ C.

Lượng nước lớn từ hệ thống thu nước mưa sẽ được giữ lại bởi các hydrogel nhờ thiết kế kết hợp với các bức tường. Không những vậy, thiết kế này còn có thể giữ lại độ ẩm từ sương đêm. Do sự bốc hơi của hơi nước, độ ẩm trong không gian nội thất phòng sẽ tăng. Hệ thống tường từ đó cũng được tăng hiệu quả hoạt động nhờ hệ thống gió tự nhiên.

So với việc sử dụng điều hoà nhiệt độ truyền thống, những bức tường có thể đổ mồ hôi này có thể giúp tiết kiệm đến 28% tổng điện năng tiêu thụ.

Thép giảm giá 3 lần trong nửa tháng

Theo đó, trong 15 ngày đầu tháng 9, giá thép phế và chào phôi thép trên thị trường thế giới giảm nhẹ so với cuối tháng 8/2015.

Cụ thể, giá chào phôi thép nguồn CIS hiện khoảng 310-325 USD/tấn FOB Biển Đen, tức giảm khoảng 5-10 USD/tấn; còn giá phôi Trung Quốc khoảng 295-310 USD/tấn CFR Đông Nam Á, tức giảm khoảng 10-15USD/tấn.

Sản lượng thép xây dựng sản xuất trong tháng 9/2015 ước tính sẽ ổn định so với tháng 8/2015; theo đó, sản lượng thép sản xuất là 510.000 tấn và sản lượng thép tiêu thụ ước đạt khoảng 480.000 tấn.

Thép giảm giá 3 lần trong nửa tháng
Giá thép phế và chào phôi thép trên thị trường thế giới trong 15 ngày đầu tháng 9 giảm nhẹ so với cuối tháng 8

Tổng Công ty Thép Việt Nam cho biết, mức giá tại nhà máy 15 ngày đầu tháng 9/2015 Công ty gang thép Thái Nguyên đã điều chỉnh giảm giá 3 lần với tổng mức điều chỉnh giảm từ 300-350 đồng/kg tùy từng loại. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép cũng đã điều chỉnh tăng mức chiết khấu bán hàng khoảng 100-300 đồng/kg tùy từng loại.

Tại một số tỉnh miền Bắc, giá bán lẻ thép xây dựng 15 ngày đầu tháng 9 giảm khoảng 100-300 đồng/kg so với tháng 8/2015.

Được biết, giá thép tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung dao động phổ biến ở mức 13.700-14.500 đồng/kg; còn tại các tỉnh miền Nam giá dao động phổ biến ở mức 13.900 -14.600 đồng/kg.